banner 728x90

Truyện ngắn: Ông Vưu

17/05/2025 Lượt xem: 2348

Hồi đó, nhiều đứa cùng lứa tuổi chơi với tôi đều nói vống rằng không sợ ma, nhưng chỉ có một người mà đứa nào cũng nói sợ, đó là ông Vưu cắt tóc trong làng.

Cả làng chỉ có một quán cắt tóc nhỏ lợp mái tranh, che phên nứa của ông Vưu bên sườn đồi. Những lúc gió từ sông thổi vào mạnh, cửa liếp đập lách cách thì ông lấy sợi dây dừa buộc chặt lại. Người lớn, trẻ con trong làng khi đến đó đều phải gọi cửa để ông mở. Ông ít nói, ít cười, khi đã nói thì nói nhát gừng, hay dọa đùa trẻ con nên đứa nào cũng sợ khi bị người nhà bắt ra đó cắt tóc.

Những lần dẫn tôi ra đó cắt tóc, lần nào cũng vậy, ba tôi chỉ đứng trước cửa quán nói với vào “cứ đờ-mi-cua cho nó như mọi khi ông nhé” rồi đến cơ quan làm việc, để tôi ở lại quán. Nhớ mãi hôm đó, ông Vưu mặc quần soọc màu cháo lòng, áo may ô cũ thủng vài chỗ, hé cửa liếp, lừ mắt nhìn tôi từ trên xuống dưới rồi chỉ vào chiếc ghế gỗ, quát “leo lên”. Khi tông-đơ đang lùa xoẹt, xoẹt trên đầu, tôi hé mắt nhìn lên, ông cú khẽ vào đầu tôi nói “nhìn thẳng”. Được một lúc, ông hỏi “học xếp thứ mấy”, tôi trả lời “dạ, 32”, ông hỏi tiếp “sĩ số”, tôi đáp “dạ, 43”, lúc đó ông nghiêm mặt, dằn giọng “dốt”. Lát sau, ông bắt tôi đọc bảng cửu chương, tôi run rẩy, lí nhí đọc quên trước quên sau, ông nói “tốn cơm cha mẹ”, rồi từ đó không thấy hỏi thêm gì. Đến khi ông liếc cây dao cạo xoẹt xoẹt vào sợi thắt lưng da dùng cho nhà binh Pháp mòn vẹt thì tôi phát hoảng, cựa quậy không yên, ông lừ mắt nói “ngồi yên, xẻo tai bây giờ”. Tôi gồng người ngồi im thin thít cho đến lúc ông tháo cái khăn choàng, rũ tóc vụn soàn soạt ra cửa liếp, quay lại quát “xong, xuống”, tôi lật đật chạy ra khỏi quán, phóng như bay về nhà học lại bảng cửu chương.

Thời gian trôi qua, mấy chục năm sau đất nước đổi mới, làng tôi thành phố thị, quán cắt tóc máy lạnh, quán cắt tóc thanh nữ ra đời với biển hiệu lòe loẹt, đèn trang trí xanh đỏ treo san sát trên mặt phố. Quán tranh tre nứa lá của ông Vưu ở sườn đồi thưa dần khách.

Hình bóng ông thợ cắt tóc của làng theo tôi đi tứ xứ, trở thành một kỷ niệm vui thời tuổi thơ.

Cách đây mấy hôm, ngồi uống cà phê bên vỉa hè, gặp cậu trai trẻ đồng hương cùng làng, tôi hỏi, cậu ta nói ông Vưu mất vì bệnh lâu rồi, cuối đời vẫn cắt tóc, vẫn khổ. Tự dưng lòng tôi trào lên cảm xúc, thương ông quá chừng.

Phúc Nguyên

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Ngày xưa giờ đã trôi xa

Mỗi ngày mới lại đón ta bằng những ánh ban mai ló rạng phía chân trời. Và mỗi ngày cũng lại qua đi khi ánh chiều tím sẫm non xa. Có những ngày đi lướt qua ta bằng luồng nắng vàng rực rỡ, len lỏi qua thảm lá xanh non. Cũng có những ngày đi qua ta trong sầm sì giá lạnh, trong thâm u nơi cội gốc cây già...

Tản văn: Đôi quang gánh của mẹ

Cũng như đứa bé trong bức ảnh “Mẹ gánh con”, ngày còn thơ, anh em tôi cũng được mẹ gánh đến nhà trẻ, chiều lại đón về. Cũng phải nói thêm, hồi ấy việc gánh con đi nhà trẻ khá phổ biến ở nơi tôi sống, bởi gia đình nào cũng đông con, đứa nọ nối tiếp đứa kia như gà như vịt!

Tản văn: Hương vị đồng quê

Ai sinh ra nơi làng quê có những cánh đồng bát ngát mà lúc phải rời xa chẳng nhớ da diết hương lúa nồng nàn khi vào mùa.

Truyện ngắn: Tiết văn lớp tôi

Giờ học đầu tiên hôm ấy của lớp 12A1 là tiết Văn. Cả lớp đang ồn ào như chợ vỡ bỗng lặng phắt. Tất cả đều hướng về phía cửa, nơi cô giáo bước vào. Cô rất trẻ và đẹp!

Truyện ngắn: Chuyện bao đồng

Góc phố có con hẻm nhỏ. Bên trong hẻm, cạnh nhà tôi có một gia đình mới đến thuê ở. Họ gồm bốn người, hai vợ chồng, một cụ già và một bé gái. Cứ sáng sớm, hai vợ chồng mặc đồ nhem nhuốc đi làm phụ hồ, cụ già và bé gái ở nhà. Có mấy lần, vợ chồng anh phụ hồ ra ngõ gặp chúng tôi đều chào hỏi lịch sự. Một lần tôi hỏi: “Anh ở đâu đến?”, anh nói: “Tôi ở tỉnh X. Ở quê, nhà không có đất vườn nên tôi đi theo các công trình xây dựng làm phụ hồ, nay đây mai đó...”.

Tản văn: Nhớ cha

Nhiều khi, theo dòng đời trôi dạt đến những vùng đất lạ, mỗi lúc cuối chiều, mắt con lại cay xè khi khói bếp làng bên đường bay lên hòa vào sương mờ ảo. Lòng con lại nôn nao nhớ về quê nhà, nơi ba mẹ còng lưng trên cánh đồng khô cằn bạc trắng cát sỏi quanh năm. Và, chiều cũng dội vào lòng con những kỷ niệm thời thơ ấu.

Truyện ngắn: Tình yêu người lính đảo

Người lính chúng tôi thường cùng nhau thao thức vào những đêm biển đẹp. Có một kỷ niệm tình yêu khó quên ở trạm ra đa vào dịp Trung thu ngày ấy.

Tản văn: Hương vị quê nhà

Chợ quê lúc hoàng hôn là một hình ảnh rất đẹp và đặc trưng của làng quê Việt Nam, thường được diễn tả với không khí ấm áp, nhộn nhịp và đầy màu sắc....
Top