banner 728x90

Tản văn: Ngày ấy đâu rồi

30/04/2025 Lượt xem: 2350

Làng tôi ở ven sông, lọt thỏm giữa ngút ngàn ruộng lúa. Bầu trời như rộng ra cho thỏa những cánh cò bay lả bay la, cho thỏa tiếng đồng lúa reo rì rào. Những dòng kênh xanh đến mơ màng chạy ngang rẽ dọc nơi nơi, đưa nước về hầu như khắp miền quê cũng không thể xua hết cái nóng oi bức nên người ta thường dùng bóng râm của cây cối và gió từ sông thổi lên để làm những công việc lặt vặt, trong đó có cánh võng ru nôi của mẹ tôi.

Tôi nhớ như in dù ngày ấy vẫn còn rất bé. Khoảng sân nhà tôi là một vườn địa đàng đầy ắp tiếng cười trẻ thơ. Ở đó, chúng tôi thường chạy theo tiếng chim, tiếng dế, tiếng mo cau bị gió kéo lê trên đường. Chỉ có thế mà vẫn thích thú cười hoài. Khi những trò chơi đùa không còn quyến rũ lũ trẻ chúng tôi được nữa, tôi quay về bên cánh võng của mẹ ngủ một giấc ngon lành. “ À... ơi… con ngủ cho ngoan để cha đi trẩy nước non Cao Bằng…” có dính dáng gì tới quê tôi đâu nhưng đã in sâu vào tiềm thức của tôi lúc nào không hay. Nó lớn lên, lớn lên mãi cùng tôi qua những tháng năm.

Đến bây giờ tôi cũng không thể nào phân tích được là trong lời ru của mẹ có cái gì đó thật ấm áp và vô cùng êm ái mà không có nó thì giấc ngủ của trẻ thơ sẽ không thể say nồng. Phải chăng lời ru của mẹ là liều thuốc ngủ diệu kỳ nhất; bàn tay vỗ về của mẹ là an tâm nhất để giấc ngủ con không phải chập chờn. Điều tưởng chừng vô thức đó thực ra là một quá trình lao động cực nhọc của tạo hóa để làm nên tình mẫu tử thiêng liêng. Một sợi dây vô hình nhưng vô cùng chắc chắn gắn kết con vào đời mẹ. Trên đời này, yêu nhất vẫn là mẹ mình thôi.

Cuộc sống ngày càng hối hả, người ta không thể không thích nghi với vòng xoay luôn tăng chứ không hề giảm của nhịp sống thị thành. Câu mẹ ru dần thưa thớt trong những căn nhà phố. Không như thời chúng tôi, những đứa trẻ quê luôn được mẹ ẵm bồng, vỗ về khi hát ru nôi… “ À…ơi… con ngủ cho say…”, cái ngày xưa êm ái ấy đâu rồi?!

 

Võ Hồng Phúc

 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Truyện ngắn: Anh thương binh

Tôi rời quân ngũ trở về quê với đôi nạng gỗ nhưng lòng vẫn rộn lên niềm vui vì đất nước, quê hương không còn nỗi ám ảnh của chiến tranh. Vợ tôi đến với tôi trong sự tình cờ. Đó là ngày đoàn thanh niên xã tình nguyện giúp những gia đình thương binh liệt sĩ. Thấy tôi đang đứng trên đôi nạng gỗ cuốc đất, cô ấy thấy thương nên bắt chuyện. Rồi chúng tôi nên vợ, nên chồng bắt đầu từ ngày ấy.

Tản văn: Khói lam chiều, hương vị đồng quê

Khói có ở quanh ta, rất nhiều đến mức nhìn quanh đâu cũng bắt gặp. Vậy mà cơn cớ chi người ta cứ nhớ, cứ thèm một chút làn khói loang trời quê đến xao xác nỗi niềm.

Truyện ngắn: Cha luôn mong cho anh hạnh phúc

Tiệc cưới đông vui. Thực khách nói cười rôm rả. Có người đàn ông suốt buổi tiệc cứ lặng lẽ ngắm nhìn theo dáng cô dâu chú rể. Mắt ông ngời sáng mỗi lần chú rể khoác tay cô dâu đến gần…”Mời bác, mời chú, mời anh…”. Chú rể mời hết những người trong bàn tiệc, chỉ trừ ông. Cô dâu tinh tế nhận ra điều khác lạ.

Truyện ngắn: Còn mãi với thời gian

Hồi nhỏ, ở quê, tôi thấy nhà ông Trãi nghèo nhất xóm. Ngày hai buổi đi làm, với tính tình hiền lành, chăm chỉ, ông lại có tay nghề “đa năng” nên ai nhờ gì làm nấy, cả ngày vất vả có khi cũng chỉ được trả công bằng 5 lon gạo hoặc ít ký khoai lang, củ mì. Vợ anh, chị Hải mắt kèm nhèm, lại thêm bị bệnh khớp gối nên chỉ quanh quẩn trong nhà, ngoài bếp.

Truyện ngắn: Nơi cửa Phật

Ngày rằm. Trong chùa, người đông, chen lấn, khói hương nghi ngút. Tôi quỳ gối, thành kính khấn: “Cầu mong cho gia đình con hạnh phúc, thịnh vượng...”. Khấn xong, tôi ngẩng đầu lên thì thấy một phụ nữ to béo chen lấn đứng ngay trước mặt tôi. Thật vô duyên - Tôi thầm nghĩ.

Truyện ngắn: Những mảnh ghép của mẹ

Mẹ thích nhóm lửa đun nước hay nồi cá kho nhừ trên bếp than cả giờ đồng hồ, ăn cả tuần, mặc cho các con chẳng ủng hộ vì sức nóng hừng hực của lò than và làm bẩn cả một góc sân. Mẹ thích ăn cơm sáng với cá kho, muối mè, bắp luộc hay xôi..., toàn những thứ đạm bạc. Mẹ thích cất giữ những đồ vật, quần áo cũ mèm, có thứ đến vài chục năm và cất chật ních trong những chiếc tủ gỗ cũng xù sì bạc phếch vì màu thời gian.

Truyện ngắn: Lễ ra mắt

Mới sáng sớm, mấy cô gái ở cơ quan anh bắt đầu bàn tán chuyện làm lễ “ra mắt” nhân viên mới khi nhận tháng lương đầu tiên. Có người bảo đến nhà hàng hải sản, người khác lại bảo đến quán thịt rừng; ăn nhậu xong thì đi hát karaoke. Tuy không phải tiền của mình nhưng các cô đã lên lịch chọn món, chọn quán, chọn địa điểm ca hát.

Tản văn: Mùa đông in dấu tuổi thơ

Những cơn mưa mịt mù của mùa đông làm những gốc rạ vừa gặt xong nhanh chóng đâm chồi. Trong mưa, chồi lúa vẫn vươn lên xanh mướt. Còn anh em tôi có cơ hội đeo lủng lẳng cái giỏ bên hông, lội ruộng mà bắt ốc, bắt cua.
Top