banner 728x90

Tản văn: Hương vị quê nhà

11/05/2025 Lượt xem: 2355

Chợ quê lúc hoàng hôn là một hình ảnh rất đẹp và đặc trưng của làng quê Việt Nam, thường được diễn tả với không khí ấm áp, nhộn nhịp và đầy màu sắc....

Chợ quê lúc hoàng hôn, nhiều nơi không có, nếu có thì cũng chủ yếu là nơi bán - mua những sản vật trong vườn mà người nông dân một nắng hai sương làm ra. Một rổ khoai môn, mấy bó rau lang mới hái, vài quả mít chín cây, mấy buồng chuối xanh, mớ cá đồng tươi nguyên..., tất cả có được từ đồng nhà, ao nhà, vườn nhà. Chợ quê lúc hoàng hôn có nét đẹp riêng, không ai đi xa mà không nhớ, với hình ảnh thấp thoáng dáng chị, dáng mẹ đội chiếc nón lá cũ, bàn chân chai sạn; lơ thơ khách hàng. Chợ quê lúc hoàng hôn vắng vẻ là vậy. Thế mới có những câu thơ của Huy Cận: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”.

Không giống chợ chiều ở chốn quê, chợ phố ở nội ô thành phố lại khác. Chợ đông buổi sáng và ngay cả lúc hoàng hôn, khi các bà mẹ đón con từ trường học về, các anh chị công nhân và cán bộ công chức tan nhiệm sở, những ai buổi sáng chưa kịp mua thức ăn cho gia đình. Mọi người ai cũng vội vã với bao bận bịu, lo toan. Khi nắng chiều vừa tắt, những hàng quán trong chợ đổ dồn ra phía ngoài. Các con đường vào chợ tấp nập người mua, kẻ bán. Cá, mực có khi còn tươi nguyên, bởi chúng vừa được đưa lên từ những chiếc ghe trở về sau mấy tiếng đồng hồ đánh bắt gần bờ. Những bó rau, miếng thịt chưa có người mua, không còn tươi nữa sau gần một ngày nằm phơi ngoài chợ.

Chợ phố lúc hoàng hôn, nơi ấy đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ ai cũng hối hả mua, bán. Người mua muốn mua vội bó rau, quả cà, con cá... để về nhà nấu ăn, kịp dọn bữa cơm tối cho chồng, cho con. Người bán muốn bán mau hết hàng, sợ để mai chất lượng giảm sút, không bán được. Những ông chồng dường như yêu thương vợ hơn, lúi húi phụ vợ bán hàng. Bao nhiêu đứa trẻ lớn lên từ đôi bàn tay và những giọt mồ hôi nhọc nhằn của cha mẹ ở những hàng quán này? Kể sao cho hết! Chỉ biết rằng, những đứa con sinh ra và lớn lên từ công sức lao động biển trời của cha mẹ đều biết trân trọng, nâng niu thành quả ấy để không phụ lòng đấng sinh thành.

Chợ phố lúc hoàng hôn, có đứa trẻ ngồi sau lưng mẹ nhỏ nhẹ hỏi, rằng: “Mẹ ơi, mẹ có mệt không?”, rồi lăng xăng cầm bó rau đưa cho khách.

Chợ phố lúc hoàng hôn, thoảng đâu đây trong gió là mùi mồ hôi nồng nồng của những người mẹ, người cha, người anh, người chị buôn bán, vật lộn với cuộc sống.

Chợ phố lúc hoàng hôn, khi nhìn mặt người nhòe dần cũng là lúc người ta cảm thấy phải nhanh chóng hơn; không kỳ kèo, mặc cả, nhấc lên, đặt xuống. Mọi người ai cũng mong sớm trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Chợ phố lúc hoàng hôn là hương vị quê nhà. Ngày mai bình minh sẽ tới. Ngày mới lại bắt đầu với biết bao hứa hẹn ở phía trước. Chợ phố lúc hoàng hôn lại vẫn đông như thế.

Anh Ngọc

 

 

Tags:

Bài viết khác

Câu chuyện gia đình: Quan hệ hàng xóm

“Nhà của chị dễ chịu thật!” - cô vợ mau mắn của T nói. Đó là một trong những ngày mà nhiệt độ ở đây lên đến gần 40 độ C. Tôi mở toang mọi cánh cửa phòng khách, bật quạt lùa nóng đi và ngồi nói chuyện với đôi vợ chồng trẻ. T thật khác so với 10 năm trước, khi cậu làm công việc bảo vệ công trình cho người hàng xóm cạnh nhà tôi. Thay vì một T bất cần, ham nhậu và có cách sống buông thả ngày đó, giờ trước mắt tôi là một ông chồng khá điềm đạm và đầy trách nhiệm.

Tản văn: Tâm sự của em

Tình yêu của mình bắt đầu từ đâu anh nhỉ? Trong ký ức của em, tình yêu của chúng mình luôn gắn với những cơn mưa.

Truyện ngắn: Tình yêu của mẹ

Đến muộn, khi ly cafe của bạn đã vơi lưng chừng, và không gian của quán cafe đã bắt đầu ong ong lên bởi tiếng người, thế mà mình vẫn thấy mắt bạn buồn, dù trên gương mặt là một cái nhoẻn cười và bàn tay bạn vừa gấp lại trang sách đọc dở.

Truyện ngắn: Bố ơi

Bố mẹ thường cãi nhau. Tôi bênh mẹ, ghét bố. Khi công việc làm ăn của mẹ phất lên thì bố bị mất việc. Từ đó, mọi việc sinh hoạt chi tiêu trong gia đình đều do mẹ quyết định. Bây giờ, khi cãi nhau với bố, mẹ thường nói thêm: “Vô dụng!”. Tôi thấy mẹ nói đúng và càng xem thường bố...

Tản văn: Tuổi thơ còn mãi

Tôi rất xúc động mỗi lần nghe ca khúc “Thằng Cuội” của Lê Thương. Bài hát quen thuộc đến cũ kỹ ấy được phối với tiếng guitar chậm rãi, cùng giọng hát trong trẻo như bầu trời sớm mai bỗng nhiên hôm nay nghe hay đến ngỡ ngàng. “Bóng trăng trắng ngà. Có cây đa to. Có thằng Cuội già ôm một mối mơ…”, những ca từ mộc mạc như lời hát dồng dao đưa người nghe về với ký ức tuổi thơ ngọt ngào.

Tản văn: Khói lam chiều

Có những buổi chiều miên man trôi trong tôi với mùi khói bay lên từ đâu đó. Ngút ngát một niềm yêu phủ lấy tôi, với miền khói phủ từ những đợt đốt rạ đồng, vọng những bữa cơm tối sắp về, hay khói un lúa lép trong ngõ nhà ai cuối mùa gặt. Chút lòng quê ấy đâu phải ai cũng có, đâu phải ai cũng hiểu...

Câu chuyện gia đình: Làm đẹp

Tôi làm việc ở một công ty nước ngoài, lương cao nhưng không sung sướng chút nào. Tôi chỉ biết làm, không có thời gian đi chơi, du lịch. Tôi tự nhủ mình còn trẻ, ráng làm nuôi vợ con, về sau có tiền dư dả rồi đi chơi cũng chưa muộn.

Câu chuyện gia đình: Mẹ tôi

Một mình mẹ chăm sóc, yêu thương con vô bờ bến từ khi tôi được 6 tháng tuổi. Một mình trên một đất nước hoàn toàn xa lạ, không một đồng xu dính túi và cũng không có người thân nào bên cạnh, mẹ tôi gạt nước mắt, quên đi sự buồn đau, mạnh mẽ đối diện với thực tại. Nếu như cuộc đời đem lại sự cay đắng cho mẹ thì mẹ làm mọi cách để vứt bỏ nó. Mẹ đã trải qua bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống để nuôi tôi lớn khôn và cho tôi tất cả những gì có thể được.
Top