banner 728x90

Mèn mén – đặc sản vùng cao Bắc Hà

13/04/2025 Lượt xem: 2530

Nếu có dịp du lịch vùng cao Tây Bắc, bạn hãy thử một lần thưởng thức mèn mén - một món ăn được chế biến từ những hạt ngô nếp vùng cao.

Đây là loại thức ăn đã nuôi sống người Mông vùng cao bao đời nay. Hiện tại thì mèn mén thành đặc sản vì người Mông nơi đây đã đủ thóc lúa để ăn. Chỉ còn người Mông khu vực Hà Giang vẫn sử dụng làm thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

Đám cưới, đám ma, giỗ Tết hay có bất cứ công việc gì đều có sự xuất hiện của món mèn mén. Mỗi người một chiếc thìa, ngồi quây quần cùng bát mèn mén, tô canh, nồi thắng cố và chén rượu ngô vừa ăn, vừa uống, vừa chuyện trò.

Thực chất, mèn mén là món ăn được làm từ ngô tẻ (ngô vàng). Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Tuy là món ăn dân dã nhưng quy trình và công đoạn chế biến để thành món ăn ngon lại rất cầu kỳ.

Bước đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu chính của món mén mén là ngô tẻ. Vì thế, khâu chuẩn bị nguyên liệu là một trong số những khâu quan trọng trong cách làm mèn mén. Ngô sau khi lấy ở nương về sẽ được phơi khô, tách hạt, loại bỏ những hạt mốc, thối. Giữ lại những hạt căng, mẩy để xay. Người Mông ở Tây Bắc thường xay thủ công bằng cối đá để làm mèn mén chứ không xay bằng máy công nghiệp. Khi xay bằng cối đá, người ta dễ điều chỉnh để kích thước hạt mèn mén không quá vụn cũng không quá to. Nếu hạt vụn như cám hay hạt quá to thì mèn mén mất đi độ ngon và hương vị đặc trưng.

Sau đó sơ chế nguyên liệu. Một trong những bước không thể thiếu trong cách làm mèn mén là sơ chế nguyên liệu. Khâu này làm không đúng thì mèn mén sẽ có mùi cám ngô hoặc không chín, khi ăn sẽ rất khó ăn.

Ngô sau khi được xay vỡ  phải dùng sàng, nia để loại bỏ cám, mày ngô và giữ lại hạt vàng. Các hạt mèn mén còn lại sẽ dùng nước trộn đều để nước ngấm dần vào trước khi đồ.  Đây là bước không thể thiếu trong cách làm mèn mén. Cách làm mèn mén ngon là phải biết cách chêm nước để ủ hạt mèn mén trong khoảng 5 phút trước khi đồ. Vì thế, để đảm bảo không bị quá tay bạn hãy cho từng ít một cho đến khi các hạt đều ướt và dính vào nhau.

Tiếp theo đó là tiến hành đồ mèn mén. Cách làm mèn mén ngon nhất là phải đồ 2 lần. Cũng giống như món xôi nếp nương ở Tây Bắc, đồ 2 lần để món ăn thêm đậm đà.

Mèn mén sau khi trộn nước được cho vào chõ để đồ lần 1. Dụng cụ để đồ mèn mén là một chiếc chảo lớn để chỗ mèn mén được hấp hơi nhiều nhất. Đặc biệt, bếp lửa phải được duy trì thường xuyên với mức nhiệt cao. Nếu dùng ngô non, thời gian hấp trên bếp lần 1 sẽ ngắn hơn. Với người chưa có kinh nghiệm, hãy đảo thường xuyên chõ mèn mén khi nước sôi để hơi được bốc lên đồng đều, mèn mén chín đều và không bị nhão phía dưới.

Còn đối với ngô già, cần hấp lâu hơn chừng 15 phút.  Sau đó, bột được đổ mèn mén đồ lần 1 ra mẹt, để nguội bớt sẽ được đem đi vò cho tơi. Lúc này, cần cho thêm lượng nước vừa đủ vào bột đã hấp rồi trộn đều tay. Mèn mén ngon nhất định bạn không được để bị vón cục. Khi thấy mèn mén tơi trở lại thì tiếp tục cho vào chõ để đồ lần hai. Lượng nước trong chảo, lượng lửa tương tự như lần 1. Đây chính là bí quyết bạn cần trang bị cho cách làm mèn mén chuẩn vị nhất.

Mèn mén có thể ăn cùng cơm hoặc cùng muối ớt. Nếu bạn từng đến các phiên chợ vùng cao, bạn sẽ thấy người Mông ăn mèn mén kèm muối ớt hoặc với món tào phớ. Vị bùi bùi của ngô già nấu chín, vị mặn cay của muối ớt hay thanh mát của tào phớ hòa quyện với nhau rất hấp dẫn.

Phúc Nguyên

Tags:

Bài viết khác

Bánh ít lá gai – Tinh hoa ẩm thực và ký ức người miền Trung

Bánh ít lá gai không chỉ là món quà quê mộc mạc của người miền Trung, mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng, gắn bó mật thiết với đời sống, phong tục và ký ức của bao thế hệ nơi dải đất đầy nắng gió.

Vịt nấu chao hương vị miền tây

Nhắc đến vịt nấu chao, người ta thường nhớ ngay một góc bếp miền Tây, nơi mùi chao quyện với khói lửa và tiếng nói cười xôm tụ. Món ăn ấy không chỉ đơn thuần là thức quà ngon miệng, mà còn là câu chuyện của ruộng đồng, của bến nước, của những buổi chiều mưa tầm tã rồi cả nhà ngồi quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói.

Lẩu cá linh bông điên điển – Hương vị mùa nước nổi miền Tây

Đến miền Tây độ tháng 8, tháng 9, khi con nước từ thượng nguồn Mekong đổ về mênh mông bưng biền, cá linh theo dòng lũ về đầy ghe. Cá linh đầu mùa béo tròn, xương mềm, thịt ngọt thơm đặc trưng mà chỉ ai từng ăn mới hiểu được cái ngon riêng biệt ấy.

Mắm Chua Tây Ninh – Tinh Hoa Ẩm Thực Vùng Đất Thánh

Mắm chua Tây Ninh – món đặc sản dân dã nhưng đầy lôi cuốn – là sự giao thoa độc đáo giữa văn hóa ẩm thực Khmer và tinh thần sáng tạo của người dân bản địa. Với vị chua dịu, mặn vừa và hương thơm đậm đà, mắm chua không chỉ là món ăn mà còn là ký ức tuổi thơ của bao người con miền Đông Nam Bộ.

Bún chả Hà Nội – Hồn phố cổ trong từng làn khói bếp than

Nếu phở là linh hồn của bữa sáng Hà Nội, thì bún chả lại là nốt nhạc trầm đầy mê hoặc của buổi trưa ở Thủ đô. Không ai biết chính xác bún chả xuất hiện từ bao giờ – chỉ biết rằng từ những con phố nhỏ trong khu phố cổ đến các ngõ sâu thăm thẳm, mùi thịt nướng thơm lừng trên bếp than hoa vẫn cứ nhẹ nhàng len lỏi vào ký ức của biết bao người con Hà Nội.

Gỏi đọt mây tôm càng nướng – Món ngon níu chân người ở Bình Phước

Bình Phước – vùng đất đỏ bazan ngập nắng gió, nơi rừng và người sống chan hòa như một bản tình ca đại ngàn. Ở đó, không chỉ có điều, có tiêu, có cao su bạt ngàn, mà còn có những món ăn mộc mạc mà độc đáo đến lạ lùng – như gỏi đọt mây tôm càng nướng. Chẳng cần sơn hào hải vị, chỉ cần một dĩa gỏi đơn sơ giữa trưa hè oi ả, cũng đủ làm nên câu chuyện đáng nhớ về hương vị của đất và người.

Cá om nghệ - Món ngon dân dã đậm vị quê

Quảng Ngãi – mảnh đất miền Trung đầy nắng gió không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, con người hiền hậu mà còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực mang đậm hồn quê. Một trong những món ăn dân dã, mộc mạc nhưng khiến bao người phải lưu luyến khi rời xa chính là cá om nghệ – đặc sản trứ danh của người dân xứ Quảng.

Ẩm thực miền Tây: Gỏi sầu đâu khô cá sặc

Gỏi sầu đâu là món trộn (nộm). Nguyên liệu chủ đạo là sầu đâu, loài cây thân mộc có nguồn gốc tự nhiên trên vùng Châu Đốc. Dường như thiên nhiên đã quá hào phóng khi ban tặng cho vùng Châu Đốc cây sầu đâu. Chúng tự đâm chồi từ những hạt già rồi tự lớn, vươn màu xanh mát trước khi đơm những chùm búp hoa trăng trắng làm món ngon cho đời.
Top