banner 728x90

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Khmer

02/04/2025 Lượt xem: 2611

Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống và mỗi dẫn tộc đều có trang phục truyền thống riêng. Tuy nhiên trang phục dân tộc Khmer có lẽ được xem là nổi bật và cầu kỳ nhất, đặc biệt trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Nam bộ mang nét duyên, nét độc đáo không thể lẫn lộn với bất kỳ một trang phục nào khác.

Trang phục của người Khmer khá cầu kỳ với nhiều gam màu sặc sỡ, tinh thế và có nét độc đáo riêng. Từ khi còn nhỏ, người Khmer đã vận lên mình những bộ trang phục truyền thống để tham dự các dịp lễ tết, hội hè. Những bộ trang phục truyền thống làm tôn lên vẻ yêu kiều, dịu dàng của những cô gái đến tuổi cập kê trong những điệu múa nhẹ nhàng, uyển chuyển. Còn đối với các chàng trai, khi vận trên mình bộ trang phục truyền thống biểu diễn bên dàn nhạc ngũ âm thì tạo nên sự mạnh mẽ, tài hoa và nam tính.

Tuy nhiên ngày nay, phụ nữ Khmer thường mặc giống người Kinh, tùy theo độ tuổi mà họ ăn mặc khác nhau. Người trẻ thì thường mặc quần lụa đen, áo bà ba hoặc quần âu, áo sơ mi. Người lớn tuổi mặc quần áo bà ba đen với thêm chiếc khăn đội đầu. Trang phục nam giới của người Khmer rất đơn giản, họ chỉ mặc xà rông và ở trần. Khi ra đường thì họ sẽ mặc áo bà ba đen giống như những người nông dân Kinh”. Trang phục đời thường của người Khmer cũng có sự khác biệt rất lớn giữa nữ giới và nam giới. Phụ nữ Khmer thường mặc nhiều loại váy khác nhau nhưng người ta thấy thường xuyên nhất là Sămpết chôn Kpal. Đây là loại váy được làm bằng vải rộng, khi vận quấn quanh người, phần còn lại luồn qua hai chân thành một loại quần phồng ngắn.

Hình ảnh trang phục độc đáo với nhiều gam màu sặc sỡ của dân tộc khmer tại một lễ hội diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt nam (Ảnh Thanh Hà)

Đặc biệt, nét đẹp trong trang phục truyền thống của người Khmer còn được thể hiện rõ nhất vào ngày cưới. cô dâu mặc áo dài màu vàng thêu kim tuyến và đính hạt cườm ở phía trước. Đồ trang sức trong lễ cưới cổ truyền của phụ nữ Khmer chủ yếu làm bằng hạt cườm, đồng. Thêm vào một số trang sức quí hiếm khác như hoa tai làm bằng đồng và vàng, bạc và các loại hoa tươi để tôn vinh vẻ đẹp trong ngày vui nhất đời của người phụ nữ Khmer. Chú rể thì mặc một chiếc Hol đỏ thẫm, áo ngắn trắng hay màu, tay dài, cổ cứng, xẻ ngực, giữa cài khuy, khăn vắt vai trái và đeo con dao cưới bên hông với ý nghĩa bảo vệ cô dâu”.

Trang phục của người Khmer trong những ngày diễn ra lễ hội tại "Ngôi nhà chung"

Trang phục người phụ nữ Khmer luôn được chú ý bởi sự cầu kỳ, hoa văn trang trí tinh xảo, màu sắc rực rỡ và được điểm bằng những hạt cườm, kim sa lấp lánh. Đối với mỗi người phụ nữ Khmer, dù họ có khó khăn thiếu thốn đến mấy thì cũng cần phải chuẩn bị cho bản thân và gia đình mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để mặc trong những dịp quan trọng. Đó còn là việc gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong mỗi gia đình người dân Phum sóc.

Trong đời sống thường ngày, trang phục người Khmer cũng thường dùng màu đen để thích nghi với điều kiện lao động nông nghiệp. Đặc biệt, người Khmer còn rất khéo léo trong việc nhuộm vải với kỹ thuật nhuộm truyền thống Tkat và Batik tạo nên những loại vải bông và vải lụa, màu đen bóng, lâu phai. Theo một số người am hiểu về trang phục truyền thống Khmer, ngày nay, trang phục truyền thống của người phụ nữ Khmer được cách tân, biến tấu theo nhiều kiểu mới lạ và đẹp mắt với nhiều màu sắc khác nhau để phù hợp với thời đại, nhưng hầu hết vẫn giữ ở mức độ dung hòa giữa hiện đại và truyền thống. Tuy được cải tiến song nhìn chung các bộ trang phục vẫn giữ được nét đặc trưng, thậm chí trở nên đẹp hơn ngày xưa…

Trong sinh hoạt đời thường cũng như trong lễ hội, đồng bào Khmer luôn có ý thức giữ gìn và phát triển những truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Đặc biệt trang phục nữ Khmer đã thể hiện rõ tính cách dịu dàng và nét đẹp của người phụ nữ, từ đó đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

Tags:

Bài viết khác

Rắn trong tâm thức người Quảng Ngãi

Trong những câu chuyện dân gian của người Quảng Ngãi, hình tượng rắn hiện lên muôn hình, muôn vẻ. Rắn có lúc được người xưa thần thánh hóa và tôn thờ, đi vào đời sống tâm linh; có lúc lại trở thành biểu tượng của cái ác, gieo rắc nỗi sợ hãi cho con người.

Nét đặc trưng của trang phục dân tộc Thái ở Việt Nam

Trang phục không chỉ là y phục hàng ngày mà còn là phần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, thể hiện văn hóa và tâm linh của người Thái. Mỗi chi tiết trên trang phục đều mang ý nghĩa riêng và thể hiện sự kính trọng văn hóa truyền thống.

Đám giỗ Miền Tây – Nét đẹp văn hóa của người dân Miền Tây

Đám giỗ miền tây… tràn đầy tình cảm, đó chính là câu nói mà ai cũng sẽ nhắc khi nói về đám giỗ miền quê. Người miền Tây quan niệm rằng đám giỗ không chỉ là dịp để tưởng nhớ người đã khuất mà còn là dịp để bà con, hàng xóm láng giềng quây quần, cùng nhau sẻ chia những câu chuyện trong cuộc sống và thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.

Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường – Cao Lãnh – Đồng Tháp

Đền thờ và mộ ông bà Đỗ Công Tường rất cổ kính, trang nghiêm tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đền thờ chủ chợ Cao Lãnh nổi tiếng linh thiêng khắp vùng. Đặc biệt là với giới kinh doanh làm ăn buôn bán nên đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo người dân khắp nơi về đây tham quan chiêm bái.

Tục cưới hỏi của dân tộc Tày

Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở chơi lâu hơn. Tiệc cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể.

Cần giữ gìn nét đẹp Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Đồng bào dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú với những lễ hội, phong tục, tập quán độc đáo. Trong đó, Lễ cúng sức khỏe là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Lễ cúng sức khỏe không chỉ là dịp để người Ê Đê bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình, cộng đồng tụ họp, thăm hỏi, chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc.

Lễ cúng bản của đồng bào Khơ Mú

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào đầu năm hoặc sau mỗi mùa vụ để cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bản làng yên ổn. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và tổ tiên.

Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh có những nét văn hòa đa dạng, phong phú, vô cùng đặc sắc và có nền ẩm thực độc đáo, chứa đựng mọi tinh hoa của dân tộc.
Top