banner 728x90

Những năm tháng không quên

30/04/2025 Lượt xem: 2425

Chúng tôi đến thăm bà Phạm Thị Mỹ Hạnh, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ vào những ngày cuối tháng 4 lịch sử trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). 

Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh cùng Đoàn Văn công Bà Rịa Long Khánh biểu diễn tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước 

Bà Tám, tên thường gọi của bà Phạm Thị Mỹ Hạnh năm nay tròn 80 tuổi nhưng sức khỏe vẫn tốt, thần thái vẫn rất tinh anh và giọng nói vẫn trong trẻo, ấm áp, lưu giữ được từ thời xuân sắc cách đây hơn 60 năm, khi bà còn phục vụ trong Đoàn Văn công Bà Rịa Long Khánh.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, anh trai bà là Phạm Văn Rớt, cán bộ đảng viên hoạt động bí mật bị địch bắt tù đày, bà sớm giác ngộ cách mạng, tham gia đấu tranh biểu tình chống Mỹ ngụy từ năm 16 tuổi.

Tháng 04/1962 khi ấy bà mới 17 tuổi đã thoát ly vào rừng theo cách mạng. Hai năm sau, bà được cử đi đào tạo tại Trường Ca múa nhạc Lam Giang (cạnh sông Vàm Cỏ), ngôi trường nghệ thuật cách mạng đầu tiên của Nam bộ thời chống Mỹ cứu nước. Nhờ hoạt động tích cực, tháng 04/1965 bà vinh dự được kết nạp Đảng, khi mới tròn 20 tuổi đời.

 “Tiếng hát trên đường quê hương” do Mỹ Hạnh và Diễm Thúy song ca (Ảnh tư liệu chụp trước năm 1975)

Năm 1972 bà được cử làm bí thư chi bộ, kiêm chính trị viên, đồng thời là Phó Đoàn văn công tỉnh Bà Rịa – Long Khánh. Sau ngày giải phóng, bà là Phó Giám đốc Đài Phát thanh & Truyền hình Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Năm 1984 sáp nhập tỉnh, bà là Giám đốc Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh tại buổi lễ gặp mặt những người tham gia kháng chiến tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Những dấu mốc vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của bà, chỉ nói lên phần nào công lao to lớn mà bà đã đóng góp hy sinh cả tuổi thanh xuân cho cách mạng. Không thể kể hết những gian khổ ác liệt khi đất nước còn mịt mù khói lửa chiến tranh; không thể kể hết những gian nan vất vả của cuộc chiến với những ngày đói ăn, thiếu mặc, đau ốm, bệnh tật, thiếu thuốc men… Không thể kể hết những ngày sống  giữa rừng sâu sốt rét, tóc rụng, anh em trong đoàn thay nhau đi đào củ khoai, củ chụp, củ nần nấu cháo thay cơm…

Giữa những cơn mưa bom, bão đạn, những trận càn ác liệt, bà vẫn cùng đoàn văn công có mặt ở khắp mọi nơi: Vùng căn cứ, ngoài mặt trận hay trong ấp chiến lược của địch. Các nghệ sỹ, diễn viên của Đoàn Văn công Bà Rịa Long Khánh luôn sẵn sàng phục vụ bộ đội và đồng bào với vai trò vừa là diễn viên, vừa là chiến sĩ cầm súng, khiêng thương, tải đạn, bất cứ nhiệm vụ nào cũng đều hoàn thành tốt.

Những buổi diễn, đêm diễn, ngay giữa chiến hào, ngay trong lòng địch, đã thu hút đông đảo bà con đến xem và ủng hộ. Những ánh mắt thân thương trìu mến của đồng bào, cũng như của các chiến sĩ bộ đội ta luôn là nguồn động viên giúp đoàn và các nghệ sỹ, chiến sĩ vượt qua khó khăn gian khổ để tiếp tục gây dựng phong trào, tiếp tục biểu diễn, tiếp tục ca hát.

Có thể khẳng định rằng, các thành viên của đoàn thực sự là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng, cùng với các đoàn văn công các địa phương khác, tạo thành một cuộc đồng khởi văn nghệ cách mạng, lan tỏa khắp địa bàn Nam bộ, góp phần quan trọng cùng quân dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

50 năm đã đi qua, chiến tranh đã lùi về quá khứ, đất nước thống nhất, hai miền Nam - Bắc sum họp một nhà… thế nhưng bà và những người nghệ sỹ, chiến sĩ năm xưa vẫn không sao quên được ký ức chiến tranh với những lần đi tìm xác đồng đội, đào huyệt chôn cất, tiễn đưa những người đồng chí, anh em, hóa thân vào đất mẹ anh hùng.

Năm tháng qua đi, dấu tích chiến tranh cũng sẽ mờ phai, nhưng âm hưởng của những giọng ca tiếng hát đầy hào sảng, đầy khí phách hiên ngang vượt qua bom đạn ngày ấy sẽ còn mãi với thời gian.

Đại tướng Phan Văn Giang và Bí thư Tỉnh ủy Phạm Viết Thanh tại buổi lễ gặp mặt những người tham gia kháng chiến tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Nhờ những cống hiến đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1984 bà Phạm Thị Mỹ Hạnh được Đảng, Nhà nước xét tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu 55 tuổi Đảng. Ngoài ra bà còn được Thủ tướng Chính phủ trao tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Nhưng có lẽ phần thưởng cao quý nhất dành cho bà Phạm Thị Mỹ Hạnh chính là tình cảm thương yêu của các chiến sĩ bộ đội và của đồng bào Nam bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dành cho Đoàn Văn công Bà Rịa Long Khánh trong đó có bà./.

Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh biểu diễn tại buổi lễ gặp mặt những người tham gia kháng chiến tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Đoàn văn công Bà Rịa Long Khánh biểu diễn tại lễ gặp mặt những người tham gia kháng chiến tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Đào Quốc Thịnh 

 

Tags:

Bài viết khác

Hào khí mùa Xuân 1975: Hành trình từ ký ức đến tương lai

Những ngày này cách đây 50 năm, những người lính trẻ mười tám, đôi mươi, vừa rời ghế nhà trường đã lần lượt ngã xuống trên khắp các chiến trường để Việt Nam có ngày thống nhất đất nước...

Ký ức 30/04/1975…

Sau này, tôi và Đại tá Đào Văn Sử, Trưởng đại diện Báo Quân đội phía Nam gặp nhau. Anh Sử tâm sự: “Cho dù sau này có biết bao sự kiện đáng nhớ đi qua cuộc đời mình, nhưng không ai có thể quên được những ký ức ngày ấy… Đó là những năm tháng gian lao, vất vả, đổ máu, hy sinh mà vẫn hồn nhiên vui tươi trong sáng đến lạ kỳ. Có những điều khó có thể cắt nghĩa được, ngay cả những người trong cuộc…” (Trích đoạn trong Ký sự "Ký ức 30/4/1975" của tác giả Đào Quốc Thịnh).

Bà Rịa - Vũng Tàu những ngày tháng Tư lịch sử

Mùa xuân lịch sử 1975, quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu đoàn kết một lòng đồng loạt mở các cuộc tiến công thần tốc, dũng mãnh đánh tan lực lượng địch tại các căn cứ quân sự trên địa bàn tỉnh. Bằng sức mạnh áp đảo, chỉ trong vòng chưa đầy 4 ngày (từ 17 giờ ngày 26-4 đến 13 giờ ngày 30-04-1975) giải phóng hoàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975.

Những ngày tháng Tư lịch sử: Quân dân Bà Rịa Vũng Tàu cùng cả nước tiến công, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Quân và dân Bà Rịa Vũng Tàu đã tích cực chuẩn bị thế và lực, tạo điều kiện cho các đơn vị bộ đội huyện, tỉnh và chủ lực tập kết tiến công, cùng với quân dân cả nước tiến công giải phóng quê hương, góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vẻ vang của quân và dân Bà Rịa-Vũng Tàu.

Những ngày tháng Tư lịch sử: Quân và dân Bà Rịa Vũng Tàu chuẩn bị cho cuộc tổng công kích.

Ngay sau khi hiệp định Paris có hiệu lực, Ngụy quân, Ngụy quyền đã triển khai “Kế hoạch Hùng Vương”, “Kế hoạch Lý Thường Kiệt” với mục tiêu diệt các lực lượng vũ trang và lực lượng cách mạng của ta. Chúng tấn công lấn chiếm một số vùng giải phóng, lấn chiếm những vùng ta làm chủ trước khi có hiệp định, cưỡng ép nhân dân phải sơn cờ Ngụy trên nóc nhà, trước cửa.

Vì sao đền thờ thánh, miếu thờ thần, chùa thờ phật…

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am,… Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng này.

Cần phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan

Tín ngưỡng là niềm tin, là lối sống, là phong tục tập quán, tình cảm của con người qua nhiều thế hệ, niềm tin của con người vào tín ngưỡng như là một nhu cầu tinh thần tốt đẹp, tín ngưỡng mang tính chất bền vững trong đời sống tinh thần của xã hội…đó còn là những giá trị đạo đức, văn hoá với tinh thần nhân đạo, hướng thiện làm trong sáng hơn tâm hồn con người.

Tự hào về Đảng quang vinh

95 năm xây dựng và trưởng thành, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, làm nên những thành tựu vĩ đại, làm rạng rỡ non sông đất nước ta.
Top