banner 728x90

Lễ cúng bản của đồng bào Khơ Mú

14/04/2025 Lượt xem: 2417

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào đầu năm hoặc sau mỗi mùa vụ để cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bản làng yên ổn. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và tổ tiên.

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú

Lễ cúng bản (còn gọi là "xên bản") là nghi lễ truyền thống của dân tộc Khơ Mú được tổ chức vào khoảng tháng 3 – 4 dương lịch. Lễ cúng bản có từ xa xưa, đã tồn tại trong tâm thức người Khơ Mú và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác; Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ đặc trưng, tiêu biểu trong văn hóa truyền thống của dân tộc Khơ Mú.

Lễ cúng bản diễn ra với mục đích cầu mong các vị thần linh, trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh, cầu cho bản mường ấm no, nhà nhà hạnh phúc; Đồng thời qua nghi lễ thể hiện được tinh thần lạc quan của con người, niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào thiên nhiên, đồng thời đề cao giá trị nhân văn và tính cố kết cộng đồng, bản mường.

Lễ cúng bản được tổ chức thường niên mỗi năm một lần, lễ diễn ra trong một ngày, sau khi gieo trồng cây lúa lên cao bằng gang tay thì người Khơ Mú tiến hành làm lễ.

Lễ cúng bản thường do già làng hoặc thầy mo chủ trì. Địa điểm tổ chức thường là khu đất linh thiêng – nơi có cây cổ thụ hoặc gần đầu nguồn nước. Lễ vật cúng bao gồm gà, lợn, rượu cần, xôi, bánh và các sản vật địa phương. Trước lễ chính, người dân kiêng kị không gây gổ, không làm ồn, và tránh làm ô uế khu vực cúng.

Lễ được chia thành hai phần chính: phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, thầy cúng thay mặt dân làng dâng lễ vật, đọc lời khấn, cầu xin thần linh phù hộ. Phần hội diễn ra sau đó với các trò chơi dân gian, múa hát, uống rượu cần và giao lưu giữa các gia đình, bản làng.

Lễ cúng bản không chỉ là một nghi lễ mang tính tâm linh, mà còn là biểu tượng của sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa cá nhân với cộng đồng. Đây là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ý thức bảo vệ rừng, giữ gìn phong tục tập quán và sự cố kết cộng đồng, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh, cầu cho bản mường ấm no, nhà nhà hạnh phúc.

Hiện nay, trước sự tác động của quá trình hiện đại hóa, nhiều nét văn hóa truyền thống đang dần mai một. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ cúng bản nói riêng và văn hóa Khơ Mú nói chung là vô cùng cần thiết. Nhiều địa phương đã đưa lễ cúng bản vào các chương trình phục dựng, phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc.

Một số hình ảnh ghi lại từ Lễ cúng bản của người Khơ Mú diễn ra ở Huổi Một:

Lễ cúng bản diễn ra với mục đích cầu mong các vị thần linh, trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh

Địa điểm tổ chức thường là khu đất linh thiêng – nơi có cây cổ thụ hoặc gần đầu nguồn nước

Trong phần lễ, thầy cúng thay mặt dân làng dâng lễ vật, đọc lời khấn, cầu xin thần linh phù hộ

Sau khi làm xong nghi lễ chính ở ngoài trời, thầy cúng sẽ làm lễ tại bàn thờ tổ tiên để báo tổ tiên con cháu đã hoàn thành công việc mời ma làng và các thần linh về dự lễ

Sau phần lễ trang nghiêm là phần hội sôi nổi, nơi cả bản cùng hòa mình vào không khí vui tươi

Nguồn: Báo Dân tộc và Phát triển

 

 

Tags:

Bài viết khác

Rắn trong tâm thức người Quảng Ngãi

Trong những câu chuyện dân gian của người Quảng Ngãi, hình tượng rắn hiện lên muôn hình, muôn vẻ. Rắn có lúc được người xưa thần thánh hóa và tôn thờ, đi vào đời sống tâm linh; có lúc lại trở thành biểu tượng của cái ác, gieo rắc nỗi sợ hãi cho con người.

Nét đặc trưng của trang phục dân tộc Thái ở Việt Nam

Trang phục không chỉ là y phục hàng ngày mà còn là phần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, thể hiện văn hóa và tâm linh của người Thái. Mỗi chi tiết trên trang phục đều mang ý nghĩa riêng và thể hiện sự kính trọng văn hóa truyền thống.

Đám giỗ Miền Tây – Nét đẹp văn hóa của người dân Miền Tây

Đám giỗ miền tây… tràn đầy tình cảm, đó chính là câu nói mà ai cũng sẽ nhắc khi nói về đám giỗ miền quê. Người miền Tây quan niệm rằng đám giỗ không chỉ là dịp để tưởng nhớ người đã khuất mà còn là dịp để bà con, hàng xóm láng giềng quây quần, cùng nhau sẻ chia những câu chuyện trong cuộc sống và thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.

Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường – Cao Lãnh – Đồng Tháp

Đền thờ và mộ ông bà Đỗ Công Tường rất cổ kính, trang nghiêm tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đền thờ chủ chợ Cao Lãnh nổi tiếng linh thiêng khắp vùng. Đặc biệt là với giới kinh doanh làm ăn buôn bán nên đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo người dân khắp nơi về đây tham quan chiêm bái.

Tục cưới hỏi của dân tộc Tày

Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở chơi lâu hơn. Tiệc cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể.

Cần giữ gìn nét đẹp Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Đồng bào dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú với những lễ hội, phong tục, tập quán độc đáo. Trong đó, Lễ cúng sức khỏe là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Lễ cúng sức khỏe không chỉ là dịp để người Ê Đê bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình, cộng đồng tụ họp, thăm hỏi, chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc.

Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh có những nét văn hòa đa dạng, phong phú, vô cùng đặc sắc và có nền ẩm thực độc đáo, chứa đựng mọi tinh hoa của dân tộc.

Rượu gạo – Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam

Rượu gạo Việt Nam hay còn gọi là rượu trắng, là một nét đặc trưng của văn hóa và ẩm thực đất nước, được chưng cất từ nguồn gạo phong phú mà đất đai này ban tặng. Rượu thường được sản xuất tại các xưởng gia đình, rượu gạo không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn là biểu tượng của sự gắn kết và chia sẻ trong cộng đồng.
Top