banner 728x90

Nguồn gốc và ý nghĩa lá bồ đề trong Phật giáo

30/03/2025 Lượt xem: 2464

Cây bồ đề được xem là biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo, có liên quan mật thiết tới quá trình hạnh ngộ của Thái tử Tất Đại Đa. Theo phong thủy, lá bồ đề mạ vàng có thể giúp gia chủ gặp nhiều vận may, cơ hội trong cuộc sống, công việc.

Hình ảnh cây bồ đề gắn liền với quá trình ngộ đạo và tu hành của Đức Phật. Dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật đã giác ngộ được đạo lý nhà Phật và tu thành chính quả.

Trước khi Phật giáo xuất hiện, cây bồ đề được coi là một loài cây thiêng liêng và người dân lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nó. Loài cây này tượng trưng cho học vấn và sự giác ngộ.

Nguồn gốc cây bồ đề

Cây bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây bồ đề có vai trò quan trọng trong cuộc đời tu hành của Đức Phật. Dưới  gốc cây bồ đề người đã ngồi thiền định và từng bước giác ngộ giáo lý của Phật giáo. Sau khi đã giác ngộ, Đức Phật đi khắp châu Á để dạy mọi người theo đạo Phật. Và cũng từ đó cây bồ đề được trồng khắp mọi nơi trên thế giới và được coi là một loại cây mang đến may mắn. Bên cạnh đó cây bồ đề tượng trưng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, vậy nên còn được gọi là “cây giác ngộ”.

Cây bồ đề theo tiếng Phạn được gọi là Bodhi có nghĩa là sự thức tỉnh, thông suốt, giác ngộ đạo lý. Chính bởi vậy lá bồ đề mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống.

Ý nghĩa cây bồ đề

Lá bồ đề có hình dạng giống trái tim mà trái tim thì thường ấm áp, mãnh liệt và dạt dào tình cảm nên cũng tượng trưng cho tình thương, sự từ bi của Đức Phật luôn dành cho con người. Vì thế mà vật phẩm lá bồ đề mạ vàng được mệnh danh là thần hộ mệnh cho tất cả mọi người. Lá bồ đề sẽ giúp mọi người suy xét mọi việc một cách thấu đáo trước khi quyết định bất kì chuyện gì. Lá bồ đề còn giúp tâm mình được che mát, soi sáng, thức tỉnh.

Phần đuôi lá bồ đề cũng có hình dạng giống với biểu tượng giác ngộ trong đạo Phật nên lá bồ đề đại diện cho sự giác ngộ, tịnh tâm.

Bồ đề là loài cây biểu tượng cho may mắn, những điều tốt lành. Chính bởi câu chuyện về Đức Phật thiền bên gốc bồ đề cùng những tác dụng mà nó mang lại vậy nên cây bồ đề thường được nhiều gia đình trồng trước nhà. Người xưa cho rằng bồ đề có thể giúp các thành viên trong gia đình công việc thuận lợi, xua đuổi tà ma và tránh được những điều xui xẻo đến với gia đình và bản thân đặc biệt là trong tháng cô hồn.

Ngày nay rất nhiều gia đình đặt những chiếc lá bồ đề trên bàn thờ đặc biệt là bàn thờ Phật. Sự xuất hiện của lá bồ đề mang ý nghĩa giúp mỗi người luôn nhớ về sự tu hành, giác ngộ chân lý của Đức Phật, đồng thời cần phải sống tốt, tâm trong sáng, làm việc thiện, giúp đỡ mọi người trong gia đình, xã hội,… từ đó có thể tích phúc đức để lại thế hệ sau.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

Tags:

Bài viết khác

Thiện và bất thiện trong Phật giáo

Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.

Ăn chay theo quan điểm Phật giáo Nguyên thủy

Trước hết phải nói rằng trong giới luật thuộc truyền thống Nguyên Thủy, không có giới cấm ăn thịt cá, mặc dầu có giới cấm sát sanh.

Tôn giáo, nơi lưu trữ các giá trị văn hóa đạo đức: Những ghi nhận từ kinh điển Phật giáo

Có thể nói không quá rằng, tất cả các tôn giáo sinh ra đều vì con người, phục vụ con người và hướng con người đến các giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Đó cũng là lý do mà tôn giáo vượt qua phạm vi lãnh thổ sinh ra nó để lan tỏa, du nhập và phát triển đến mọi nơi. Vì lẽ đơn giản, tôn giáo chỉ tồn tại và phát triển khi con người tiếp nhận, tin theo và thực hành nó.

Ngôi chùa Phật giáo rộng gần 5.000m2 với nhiều tượng rắn, nằm ngay giữa lòng Sài Gòn

Chùa nổi bật với hình tượng rắn Naga, một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Khmer.

Tam Bảo là gì? Ý nghĩa của quy y Tam Bảo

Tam bảo là ba ngôi báu của Phật giáo bao gồm Phật – Pháp – Tăng. Đây là những nguyên tắc căn bản và quan trọng nhất nếu bạn muốn trở thành một tu sĩ Phật giáo. Quy y Tam Bảo có nghĩa là: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, khi quy y như vậy, người tu sĩ sẽ đặt toàn bộ niềm tin vào Đức Phật, Pháp và Tăng đoàn.

Sự khác nhau giữa Phật Giáo Nam Tông và Phật Giáo Bắc Tông.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo đi qua nhiều thời kỳ khác nhau. Từ đó, sinh ra nhiều nhánh với tên gọi tùy vào điều kiện địa lý và cách diễn giải kinh Phật.

Ý nghĩa của chữ “Vạn” trong Phật Giáo

Chữ Vạn trong Phật Giáo là dấu ấn thường thấy trên ngực các pho tượng Phật, trên những bìa sách hay trong những trang kinh sách Phật giáo.

Lược sử Trúc Lâm Tam tổ

Nhà Trần là một trong những triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử dân tộc. Phật giáo vào triều đại này cũng phát triển rực rỡ và đã ảnh hưởng sâu sắc vào mọi phương diện xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam một dòng thiền của người Việt được thành lập, đó là Thiền phái Trúc Lâm.
Top