banner 728x90

Đền thờ Mẫu - Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

07/05/2025 Lượt xem: 2361

Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.

Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh nằm dưới chân Đèo Ngang, ngay bên cạnh đường thiên lý Bắc- Nam

Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh tọa lạc dưới chân đèo Ngang, thuộc địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Phía sau đền là Đèo Ngang cao vời vợi - địa danh nổi tiếng đã đi vào thi ca và tâm hồn Người Việt. Mặt Đền hướng về biển Đông cùng với cách thức bố trí phân chia cung bậc từ Đền Tiền và Đền Hậu, tạo nên nét uy linh, tôn nghiêm.

Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh không đồ sộ, nhưng được chăm chút tỉ mỉ. Vật liệu xây dựng Đền chủ yếu là gỗ rừng quý và đá núi, lợp ngói âm dương theo lối kiến trúc ba gian truyền thống. Gian chính thờ tượng Mẫu Liễu Hạnh trong tư thế ngồi, nét mặt hiền từ mà nghiêm trang, hai bên là tượng các Thánh Cô, Thánh Cậu và các vị Chầu hầu.

Điểm đặc biệt trong kiến trúc Đền, là các chi tiết chạm trổ tinh tế mang đậm phong cách nghệ thuật truyền thống. Các hình tượng rồng chầu, phượng múa, hoa văn mây lửa, sen và tùng cúc trúc mai. 

Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Đèo Ngang là minh chứng cho sự tích giáng trần của công chúa Quỳnh Hoa. Theo truyền thuyết, công chúa Liễu Hạnh là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng có tên là Quỳnh Hoa. Trong lần giáng thế lần thứ 3, công chúa Quỳnh Hoa chọn chân Đèo Ngang làm nơi trú ngụ và mở một quán nước.

Đền Hậu (điện thời), nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh

Tại đây công chúa đã hóa thân thành cô bán nước để phục vụ cho khách qua đường. Trong thời gian giáng trần, công chúa đã giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…; Khoảng 3 năm công chúa lưu lại trần gian, bà đã làm thay đổi vùng đất phía Nam Đèo Ngang từ vùng đất hoang vu trở thành nơi sầm uất, dân cư quần tụ. Cảnh quan Đèo Ngang cũng vì thế mà trở nên phong thủy hữu tình rồi đi vào thơ ca lưu danh muôn thủa.

Để nhớ công ơn của công chúa, người dân địa phương đã lập ngôi miếu nhỏ để thờ phụng ngay bên con đường thiên lý Bắc – Nam thuộc địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

Theo tài liệu, ngôi đền được xây dựng vào khoảng 1557 (thời Hậu Lê), thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, một trong “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, năm 2016.

Các chi tiết bên trong Đền được điêu khắc, chế tác tinh xảo mang đậm nét văn hóa Miền Trung

Trải qua biết bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, tích xưa “công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân phòng chống dịch bệnh, xua đổi thú giữ, giúp dân trồng lúa…", vẫn còn truyền nhau ở vùng đất sơn thủy hữu tình này. Ngôi Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh cũng trở thành điểm đến tâm linh huyền bí.

Vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, người dân tổ chức Lễ hội Đền Mẫu Liễu Hạnh với nhiều hoạt động

Hằng năm, vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, người dân tổ chức Lễ hội Đền Mẫu Liễu Hạnh vô cùng trang trọng. Phần lễ được tổ chức nghiêm trang với các nghi thức cổ truyền như rước kiệu Mẫu, tế lễ, dâng sớ… mang đậm nét văn hóa tâm linh. 

Phần hội sôi nổi với các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, nhảy sạp, thi hát ru, hò khoan Lệ Thủy. Qua Lễ hội, người dân không chỉ tỏ lòng biết ơn Mẫu Liễu Hạnh mà còn góp phần gìn giữ và truyền bá nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đất gió Lào cát trắng này. 

Nguồn: Báo Dân tộc

 

Tags:

Bài viết khác

Cúng, khấn, vái và lạy trong nghi lễ thờ cúng

Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Bản sắc văn hóa của người Việt Nam

Việc thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu, lan tỏa rộng khắp, nơi đâu có người Việt sinh sống thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - thờ các vua Hùng được người Việt tôn vinh và thờ tự.

Nhạc cụ truyền thống trong hát Chầu Văn

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (tín ngưỡng thờ Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nét văn hóa tâm linh trong kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ là biểu tượng vật chất đậm nét văn hóa phi vật thể của các tộc họ ở Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ giá trị, tổ chức, quan hệ, và thành tựu của mỗi dòng tộc qua nhiều thế hệ. Theo truyền thống, nhà thờ họ thường được xây dựng theo cấu trúc đơn giản nhưng hài hòa, mang đậm nét riêng của văn hóa dân gian.

Vai trò và ý nghĩa của nhà thờ họ tại Việt Nam

Nhà thờ tổ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).

Cỗ và mâm cỗ truyền thống của người Việt

Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Người nhà chủ tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Việt Nam

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa là cái gốc cho sự phát triển, phồn thịnh của một đất nước. Việt Nam là một dân tộc mang một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đa dạng và phong phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với người dân Việt, văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tâm thức người dân.
Top